Chi tiết tải tại đây
Để
chuẩn hóa cán bộ Nhà nước, nhằm bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ, kỹ
năng quản lý hành chính Nhà nước trong công tác chuyên môn, tôi đã được cơ quan
cử đi học lớp “Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên chính năm
2018” của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội - Bộ Nội vụ, tổ chức tại thành phố Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Khóa học đã cung cấp cho tôi những kiến thức sâu, rộng về
quản lý Nhà nước trong nhiều lĩnh vực rất bổ ích và thiết thực.
Thực hiện chương trình, kế hoạch quy định và góp phần nâng cao
nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tôi đã cố gắng liên hệ những vấn đề lý luận đã
học vào trong thực tiễn công tác. Qua thời gian nghiên cứu, tôi nhận thấy nhiều
lĩnh vực còn tồn tại những yếu kém trong công tác quản lý cần phải được quan
tâm khắc phục. Tình huống mà tôi lựa chọn dưới đây là một minh chứng cho điều
đó.
Hiện nay, ở vào thời kì
hội nhập nhiều sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng
lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa
và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu
hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của sinh viên khiến gia
đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà
trường, quay cóp bài, cờ bạc, nghiện rượu, trong gia đình trẻ em thiếu kính
trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ, … Một số hành vi lệch chuẩn khác về
mặt đạo đức như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười
lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai,
thờ ơ vô cảm, vị kỷ … cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế
nhà trường.
Những biểu hiện tiêu cực
ấy là kết quả sự giáo dục thiếu đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng tới nề nếp kỷ cương với
nội quy, những bài học giáo huấn, chưa chú ý đến hành vi ứng xử thực tế. Chương
trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, chưa
tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách cho sinh viên. Trong khi đó, chương
trình giáo dục đạo đức xuyên suốt từ giáo dục lễ giáo ở bậc mầm non, đạo đức ở
bậc tiểu học, giáo dục công dân ở bậc trung học, có đầy đủ tất cả những bài học
về các giá trị đạo đức. Nhưng hệ thống lại không thấy rõ phẩm chất nào là trọng
tâm, chỗ nào cần nhấn mạnh. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó
nhập tâm. Bên cạnh đó giáo viên hiện nay chỉ lo truyền thụ kiến thức, sinh viên
thì cố gắng đạt điểm cao trong học tập nhưng quan hệ thầy trò nhợt nhạt. Về
nhà, cha mẹ bận lo công việc, các em không được trang bị những kỹ năng tối
thiểu cũng như cách ứng xử trong cuộc sống.
Trước thực trạng nhận
thức pháp luật hiện nay của sinh viên cho thấy sự cần thiết phải tăng cường và
đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến giáo dục pháp luật đối với sinh viên. Đồng
thời phải tăng cường công tác quản lý sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng
nhằm tạo ra môi trường xã hội an toàn và điều kiện tốt nhất cho sinh viên học
tập rèn luyện, trưởng thành để cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Đó chính là lý do tôi quan tâm và chọn đề tài "Xử lý tình huống nữ sinh viên trường Cao
đẳng X bị xâm hại, nhìn từ góc độ công tác quản lý sinh viên” để làm Tiểu
luận cuối khoá lớp Bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước chương trình ngạch
chuyên viên chính do trường Đại học Nội vụ Hà Nội - Bộ Nội vụ tổ chức đào tạo tại
thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Do điều kiện về mặt thời
gian và nhận thức có hạn nên tiểu luận không tránh khỏi có phần hạn chế, mong
thầy cô và đồng nghiệp góp ý để tôi có những nhận định tốt hơn trong công tác. Qua
đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến đội ngũ giảng viên trực tiếp lên
lớp giảng bài, cảm ơn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội - Bộ Nội vụ, sở Nội vụ tỉnh
Lâm Đồng, Ban giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt đã tạo điều kiện cho tôi
tham gia khóa học này.
contact-form
إرسال تعليق
Cảm ơn bạn đã bình luận!