Đại học Harvard được mệnh danh là "bộ não của thế giới", "cái nôi của những thiên tài". Theo thống kê, 20% tổng thống trong lịch sử Hoa Kỳ là cựu sinh viên Harvard. Hơn 10% người đoạt giải Nobel trong lịch sử thế giới cũng từng theo học ngôi trường danh tiếng này. Điều này có nghĩa, số người đoạt giải Nobel đến từ Đại học Harvard nhiều hơn tổng số người đoạt giải Nobel trong lịch sử của tất cả các nước châu Á. Nói về các quan điểm học thuật, Đại học Harvard cũng đứng đầu thế giới.
Đại học Harvard. |
Các chuyên gia của ngôi trường này từng thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu về sự thành công của con người. Trong đó, McMillan - một nhà Tâm lý học nổi tiếng của Harvard đã tiến hành cuộc khảo sát, theo dõi 1.500 tình nguyện viên trong suốt 15 năm và cuối cùng đưa kết luận đáng kinh ngạc: Thành công của một người không liên quan gì đến trí thông minh.
Trên thực tế, hầu hết những "thiên tài" được nhận vào Harvard không phải là những người thông minh nhất. Mức độ thông minh của sinh viên tốt nghiệp Harvard không khác gì người bình thường.
- Vậy vì sao họ lại đạt được những thành tích ấn tượng?
- Những đứa trẻ nào có khả năng trở thành "thiên tài thay đổi thế giới" nhất?
McMillan nhận thấy: Hầu hết những "thiên tài" được nhận vào các trường hàng đầu và đạt đến đỉnh cao cuộc đời đều có ba đặc điểm cơ bản sau:
"Thiên tài" cực kỳ tò mò
Hầu hết người bình thường chẳng ai quan tâm đến việc tại sao Trái đất lại tròn? Tại sao Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây? Tất nhiên những người không có thắc mắc không phải vì họ ngu ngốc mà vì họ "thiếu tò mò" về thế giới. "Thiên tài" thì khác. Họ có thể không thông minh, nhưng lại luôn khao khát được biết về thế giới xung quanh.
Tại sao cổ phiếu tăng giá? Tại sao máy bay lại bay được? Đất nước Pakistan ở đâu trên bản đồ? Tại sao con người đứng thẳng? "Thiên tài" thực sự sẽ tìm cách biết câu trả lời cho mọi câu hỏi trong cuộc sống và họ không thích bị "bối rối", không hiểu vấn đề.
Chính quá trình đi tìm câu trả lời đã tạo nên khả năng tự học mạnh mẽ của những người này. Cuối cùng, họ đã sử dụng "năng khiếu tầm thường" để tạo nên những thành tích phi thường.
=> Vì vậy, nếu bạn muốn con mình trở thành một thiên tài, hãy chắc chắn rằng con bạn luôn tò mò về thế giới.
Tỷ phú Steve Ballmer sở hữu tài sản 73,8 tỷ USD, cựu sinh viên Đại học Harvard. |
"Thiên tài" luôn có "mục đích" rõ ràng
Hầu hết những người bình thường không biết họ muốn làm gì, chứ đừng nói đến việc họ muốn trở thành ai.
Nhưng "thiên tài" thì khác, trong đầu họ luôn có vô số ý tưởng mới lạ: Hôm nay muốn làm phi công, ngày mai muốn làm kỹ sư, ngày mốt lại muốn bán đồ ăn trên phố,... Họ có thể không phải là người "nhất tâm" trong mục tiêu của mình, nhưng họ phải là người "chu đáo nhất".
Quan trọng hơn, sau khi những người bình thường có ý tưởng, họ chỉ nghĩ đến nó, nhưng những "thiên tài" sẵn sàng hành động dũng cảm cho mục tiêu, cho dù mục tiêu đó có hơi... lố!
Chính vì biết cách theo đuổi mục tiêu của mình bằng những hành động thiết thực mà "thiên tài" luôn có thể học hỏi từ những thất bại lặp đi lặp lại và trưởng thành hơn.
=> Vì vậy, nếu bạn muốn con mình trở thành thiên tài, hãy giúp con đặt ra mọi lý tưởng cao cả và hành động thực tế.
"Thiên tài" luôn có dũng khí để chấp nhận những điều mới mẻ
Hầu hết những người bình thường đều chạy theo xu hướng và làm theo những gì người khác làm.
Người bình thường không thích "thay đổi" chứ đừng nói đến "lật đổ". Nhưng "thiên tài" thì lại khác. "Thiên tài" luôn nhiệt tình với những điều mới, công nghệ mới, đồng thời dễ dàng chấp nhận những ý tưởng "lật đổ truyền thống". Ở Harvard, các giáo viên mang tâm lý cởi mở, hòa nhập và sinh viên luôn mang một số công nghệ mới nhất đến trường.
Cuối cùng, nghiên cứu của McMillan cho chúng ta biết rằng: Hầu hết những "thiên tài" trúng tuyển vào các trường danh giá hàng đầu và đạt đến đỉnh cao cuộc đời đều không phải bẩm sinh đã có lợi thế về trí tuệ, mà điều cốt lõi chính là trau dồi tư duy học tập đổi mới từ nhỏ.
إرسال تعليق
Cảm ơn bạn đã bình luận!